Hình ảnh bộ đội Việt Nam lan tỏa tại Nam Sudan

18/02/2021

Năm 2014, Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Ban đầu Việt Nam triển khai lực lượng dưới hình thức cá nhân và từ tháng 11/2018, Việt Nam triển khai thêm hình thức đơn vị. Tới nay, lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam ở cả hình thức cá nhân và đơn vị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và lan tỏa hình ảnh đẹp của Bộ đội Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. Tại Nam Sudan, hình ảnh đó được kể lại qua nhiều câu chuyện xúc động.

/UploadStore/son 2.png

Khoảng cách đường bay từ căn cứ Aweil đến các cơ sở y tế tuyến trên.

Trong nhiệm kỳ 2019-2020, 63 quân nhân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 và 05 sĩ quan theo hình thức cá nhân đã được triển khai tới Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Cộng hòa Nam Sudan tại 03 căn cứ. Bệnh viện dã chiến và 01 sĩ quan được triển khai tại Bentiu thuộc Phân khu Unity, 03 sĩ quan được triển khai tại Thủ đô Juba thuộc Phân khu Juba và 01 sĩ quan được triển khai tại Aweil thuộc Phân khu Tây. Theo quy định của Liên hợp quốc, trong trường hợp có bệnh nhân nặng mà cơ sở y tế tại đó không đủ điều kiện điều trị thì phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Căn cứ Aweil chỉ được biên chế Phòng khám cấp 1. Trong trường hợp tại đây có bệnh nhân phải chuyển tuyến, thì bệnh nhân sẽ được chuyển lên Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Wau (cách Aweil khoảng 130km), đây là tuyến trên gần nhất cả về cự ly và quy mô bệnh viện. Hơn nữa Wau là trụ sở Phân khu Tây và Aweil là một căn cứ thuộc Phân khu này. Nếu bệnh nhân nặng hơn có thể chuyển thẳng lên Bệnh viện dã chiến cấp 2+ tại Juba (cách Aweil khoảng 620km).

Vào Trung tuần tháng 8/2020, Trung tá Nguyễn Quang Chiến, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam tại căn cứ Bentiu/ bang Unity, gọi điện cho Trung tá Lê Ngọc Sơn, Quan sát viên Quân sự tại căn cứ Aweil/bang Northern Bahr El Ghazal. Anh Chiến kể cho Trung tá Sơn nghe câu chuyện về một bệnh nhân từ căn cứ Aweil được đưa đến Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam cấp cứu trong một cơn đau co thắt, nghi ngờ nhồi máu cơ tim, vào tối ngày 10/8. Theo tình trạng của bệnh nhân và quy định phân cấp chuyển tuyến, lẽ ra bệnh nhân phải được điều trị tại bệnh viện tuyến trên (2+) ở thủ đô Juba. Do lệnh giới nghiêm tại CH Nam Sudan cấm các phương tiện bay cất hạ cánh sau 18 giờ, nên chuyến bay chở bệnh nhân đến Juba không thể thực hiện được. Khi đó, với sự lựa chọn đúng tuyến tiếp theo, bệnh nhân sẽ được chuyển lên Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Wau. Tuy nhiên, Chỉ huy Cơ quan Y tế Phái bộ đã quyết định đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam (không cùng Phân khu với căn cứ Aweil và xa gấp đôi so với cự ly đến bệnh viện đúng tuyến tại Wau). Tại đó, nhờ có các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên của Bệnh viện tận tình cứu chữa, bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện. Cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên trước khi ra viện, ông kể thêm rằng “Tại căn cứ nơi tôi làm việc cũng có một người Việt Nam tên là Sơn. Tôi rất quý mến anh ấy bởi sự chuyên nghiệp trong công việc, gần gũi, cởi mở, chuẩn mực trong sinh hoạt và đặc biệt rất yêu nước, chăm chỉ lao động. Anh ấy đã bỏ nhiều công sức cải tạo khu đất sỏi khô cằn, biến nó thành một công viên nhỏ với nhiều loại hoa tươi, rau xanh và treo lá cờ Việt Nam ở đó”.

/UploadStore/son 1.jpg

Ông Thomas Mtaisi từng là bệnh nhân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam.

Tháng 11/2020, bệnh nhân này quay trở lại căn cứ Aweil sau kỳ nghỉ phép dài do dịch bệnh, ông đã đến tận phòng làm việc của Trung tá Sơn để chào và nói lời cảm ơn Bệnh viện Việt Nam, cảm ơn bộ đội Việt Nam đã cứu mạng sống của ông. Ông kể rằng, khi đến cấp cứu tại Bentiu, ông đã được đội ngũ y bác sĩ ra tận sân bay (cách căn cứ khoảng 6km) tiếp nhận. Cảm giác đầu tiên của ông là thấy mình đến đúng địa chỉ vì Bệnh viện đã thể hiện xuất sắc trong cách chăm sóc và xử trí. “Tính chuyên nghiệp trong thực hành chuyên môn luôn được thể hiện trong suốt quá trình tôi nằm viện, điều đó làm cho tôi cảm thấy bớt lo lắng, yên tâm hơn. Từ Phòng cấp cứu cho tới phòng điều trị tích cực, tôi thường xuyên được các bác sĩ (cả Phó Giám đốc chuyên môn) và điều dưỡng thăm khám, điều trị và động viên kịp thời. Họ quan tâm một cách chân thành trước những lo lắng của tôi và luôn giải thích cho tôi các quy trình điều trị. Bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên của Bệnh viện rất thân thiện, thức ăn ở đó cũng rất ngon. Tôi đã có cơ hội tập sử dụng đũa ăn cơm đấy”, ông vui vẻ kể. Bệnh nhân cũng rất biết ơn Bệnh viện của Việt Nam trước sự chăm sóc tận tình và đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của ông. “Tôi rất vui vì được biết đến Bộ đội Việt Nam, các bạn thật tuyệt vời”, ông nói thêm.

Một ngày đầu tháng 10/2020, Trung tá Sơn, người Việt Nam duy nhất tại căn cứ Aweil tính đến thời điểm này, đang trên đường từ văn phòng về nhà thì nghe tiếng gọi “Cậu có phải là người Việt Nam không?”. Ngoảnh quay lại, anh nhận ra đó là một người đàn ông lạ mà anh chưa từng gặp trước đây. Người đàn ông nhanh chóng giới thiệu “Tôi là Thomas Mtaisi, Trưởng phòng Cứu trợ, Tái hòa nhập và Bảo vệ. Tôi mới chuyển về căn cứ Aweil. Tôi đoán cậu là người Việt Nam vì quân phục cậu đang mặc giống với quân phục của các nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam tại Bentiu”. Thấy anh đang vội, ông Thomas hẹn sẽ gặp anh vào một ngày gần nhất để được kể chuyện về Bệnh viện dã chiến của Việt Nam tại đó. 

Trước khi Trung tá Sơn về nước, ông Thomas đã gặp anh. Ông kể rằng ông đến từ Dăm-bi-a và đã công tác tại 08 Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong suốt hơn 20 năm qua. Trước khi chuyển công tác về căn cứ Aweil vào ngày 30/9/2020, ông đã làm việc 04 năm tại căn cứ Bentiu. Ngày đầu khi ông mới chuyển tới Bentiu, tại đó chưa có bệnh viện dã chiến cấp 2. Sau đó, bệnh viện của Vương Quốc Anh được triển khai và tiếp đến Việt Nam triển khai lực lượng tiếp quản bệnh viện này. Một ngày trong tháng 7/2019, vào nửa đêm ông bị ốm và sốt cao. Ngay lập tức ông được đưa đến Bệnh viện cấp 2 số 1 của Việt Nam để cấp cứu. Chỉ sau 3 giờ điều trị, đến gần sáng tình hình đã được cải thiện rõ rệt, ông đã giảm sốt và sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Ông nói “Không chỉ tôi mà cả hơn 2200 đồng nghiệp công tác tại căn cứ Bentiu đều cảm thấy yên tâm công tác vì có Bệnh viện của Việt Nam ở đó. Chúng tôi đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn, sự điều trị, phục vụ tận tình, chu đáo của tập thể bác sĩ, điều đưỡng của Bệnh viện Việt Nam. Bệnh viện Việt Nam đã trở thành một đơn vị gần gũi, tin cậy của các nhân viên tại đó. Sau này, nhiều lần tôi đến Bệnh viện của Việt Nam để kiểm tra sức khỏe định kỳ”. Chính vì vậy ngay từ lần đầu nhìn thấy Trung tá Sơn trong bộ quân phục của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam, ông đã thấy rất gần gũi nên bắt chuyện.

Lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, bằng năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp, sự tận tình chu đáo, gần gũi và chuẩn mực trong sinh hoạt đã để lại ấn tượng tốt trong lòng bạn bè quốc tế. Hình ảnh đó tiếp tục được lan tỏa mỗi khi gặp gỡ hoặc có dịp được nói về Bộ đội Việt Nam. 

PHƯƠNG MAI

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên Cục GGHB Việt Nam tại Cộng Hoà Trung Phi

26/03/2024

Hòa chung không khí sôi nổi, nhiệt huyết của tháng Thanh niên, tuổi trẻ quân đội luôn mang trong mình những khao khát, tự tin lan tỏa sức trẻ để có thể chạm tay tới những thành công chung của tuổi trẻ Việt Nam. Một trong những hình ảnh đầy tự hào về tuổi trẻ ấy, có hiện hữu nét đẹp kiên cường, mạnh mẽ của những Đoàn viên, thanh niên Chi Đoàn cơ sở Tổ công tác (TCT) Cộng hoà (CH) Trung Phi, nhiệm kỳ 2023-2024, họ đã cùng nhau rèn luyện bản thân và trang bị đầy đủ về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tự tin đảm nhiệm các vị trí công tác nhiều thách thức ở mảnh đất châu Phi còn tồn tại nội chiến, bất ổn. Đó là hình ảnh ba người lính trẻ với ba cá tính khác nhau, đại diện cho những phẩm chất của Đoàn viên thanh niên thời đại mới, đó là: Hội nhập quốc tế - Đam mê khám phá - Nhạy bén và linh hoạt.

Đoàn công tác Thứ trưởng Bộ Công an thăm và làm việc với lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Cộng hòa Nam Xu-đăng

26/03/2024

Vừa qua, Đoàn công tác Bộ Công an do Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn, đã có chuyến thăm và làm việc với Phái bộ GGHB LHQ, Cộng hòa Nam Xu-đăng (UNMISS) từ ngày 24 đến 26 tháng 3 năm 2024.

Tuổi trẻ Đội Công binh xung kích, tình nguyện vì cộng đồng Abyei

25/03/2024

Trong không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931 / 26-3-2024), Chi đoàn thanh niên Đội Công binh Việt Nam có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng về người dân và cộng đồng trẻ của khu vực Abyei.

Đội công binh Việt Nam tại Abyei tổ chức tọa đàm về nước sạch

24/03/2024

Hưởng ứng Ngày nước sạch Thế giới năm 2024, Đội Công binh Việt Nam vừa tổ chức chương trình tọa đàm về ảnh hưởng chất lượng nguồn nước đối với sức khỏe của người dân, ô nhiễm môi trường và các biện pháp xử lý rác thải rắn, ảnh hưởng của công tác vệ sinh môi trường đến nguồn nước tại Abyei với sự tham gia của các Bộ, ban ngành hành chính Khu vực Abyei và các đơn vị chức năng của Phái bộ UNISFA.

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-New Zealand lần thứ 4

11/03/2024

Ngày 11-3, tại thủ đô Wellington, New Zealand, đã diễn ra Đối thoại chính sách Quốc phòng Việt Nam – New Zealand lần thứ 4 dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngài Andrew Bridgman, Tổng Thư ký quốc phòng New Zealand.

Thư viện ảnh

Hoạt động Gìn Giữ Hòa Bình

Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission
Click to go to this mission

Việt Nam

Phái bộ GGHB LHQ

Phái bộ có lực lượng Việt Nam