Diễn tập thực binh về gìn giữ hòa bình mô phỏng phái bộ thật như thế nào?
Ngày 18-9, Chương trình đánh giá năng lực (CEPPP) cho lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Nhóm chuyên gia gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021-2023) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), bắt đầu bước vào giai đoạn diễn tập tích hợp trên thực địa giữa ba thành phần quan sát viên quân sự, công binh và quân y.
Các trang thiết bị, xe và phương tiện máy móc sẵn sàng trong tình trạng tốt nhất để phục vụ giai đoạn huấn luyện thực hành, diễn tập tích hợp diễn ra trên thao trường mô phỏng môi trường tương tự phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở địa bàn. Nhằm bảo đảm các phương tiện, trang bị vận hành tốt trong suốt quá trình diễn tập, 1 tổ sửa chữa di động đã được thành lập, với trang bị gồm 1 xe cứu hộ và 1 xe sửa chữa cùng đầy đủ các trang thiết bị.
Thiếu tá Ngô Quốc Cường, sĩ quan điều hành phương tiện cho biết, tổng số phương tiện phục vụ huấn luyện cho quan sát viên quân sự gồm 12 xe tuần tra cho các quan sát viên quân sự, cùng 4 xe chỉ huy cho đội ngũ giảng viên đi theo giám sát và đánh giá quá trình thực hành, xử lý tình huống của các học viên huấn luyện các kỹ năng của quan sát viên quân sự, và 1 bán tải cho quân xanh (lực lượng phiến quân).
Lực lượng công binh Nhật Bản đã chuẩn bị các trang bị công binh hạng nặng gồm 4 máy xúc, 2 máy ủi, 4 xe ben tự đổ trọng lượng 4 đến 10 tấn. Ngoài ra, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cũng chuẩn bị 5 phương tiện gồm 2 máy xúc có gàu, 2 máy xúc, 1 máy gạt.
Theo Đại úy Bùi Quang Phương, nhân viên bảo đảm, Ban tổ chức đã chuẩn bị 114 bộ áo giáp, mũ sắt Liên hợp quốc cùng các bộ đàm, ống nhòm, GPS, la bàn và túi cứu thương. Các thiết bị này chủ yếu trang bị cho các tổ quan sát viên quân sự làm nhiệm vụ tuần tra.
Đối với lực lượng quân y, theo Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Quang Chiến, Việt Nam với thế mạnh đã triển khai thành công các bệnh viện cấp 2 ở phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và bệnh viện cấp 1 trong Đội công binh tại Abyei nên đóng vai trò chủ đạo trong chuẩn bị các nội dung quân y dã chiến, bao gồm cả các trang thiết bị phục vụ diễn tập.
Để các học viên tham gia CEPPP có cái nhìn trực quan sinh động sát thực tế nhiệm vụ tại địa bàn, Việt Nam đã thiết lập trên thao trường hình mô phỏng bệnh viện dã chiến cấp 1 tại phái bộ, huy động nhiều trang thiết bị huấn luyện y tế hiện đại phục vụ các nội dung huấn luyện như: Máy monitor, máy thở, các trang thiết bị cấp cứu, xe cứu thương, trang thiết bị vận chuyển đường không, manequin huấn luyện hô hấp nhân tạo, máy sốc điện, túi cứu thương…
Nhằm huấn luyện các kỹ năng vận chuyển cấp cứu y tế đường không, một trực thăng cũng được đưa vào sử dụng để phục vụ huấn luyện. Trong huấn luyện tình huống khẩn cấp y tế và cấp cứu có sử dụng thương binh giả nên diễn tập có sự tham gia của các chuyên gia hóa trang từ Học viện Quân y.
Để phục vụ huấn luyện, thao trường được thiết lập gồm một doanh trại tạm thời với các nhà chỉ huy của các thành phần quan sát viên quân sự, công binh và quân y, cùng các phân đội; tuyến đường tuần tra dài khoảng 6km với hai trạm kiểm soát của các phe nhóm dẫn tới khu trại trị nạn nhằm mô phỏng sinh động quá trình thực hiện nhiệm vụ của quan sát viên quân sự có sự phối hợp hiệp đồng với công binh và quân y.
Doanh trại đóng quân tạm thời
Mô hình trại tị nạn được thiết lập sát với trực tuyến
Mũ cối và áo giáp sắt là vật bất ly thân với các sĩ quan gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc khi làm việc ngoài thực địa, nhất là với các quan sát viên quân sự.
Thiết bị sơ cứu thương đạt chuẩn Liên hợp quốc
Máy bay trực thăng và xe cứu thương được sử dụng trong huấn luyện
BAN CHÍNH TRỊ/ CỤC GÌN GIỮ HÒA BÌNH VIỆT NAM
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tổng cục Hậu cần gặp mặt cán bộ, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc
03/11/2023Ngày 3-11, tại Hà Nội, Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần gặp mặt, giao nhiệm vụ đối với cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2, số 4 vừa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc. Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần chủ trì gặp mặt.
Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 hoàn thành thắng lợi sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
19/10/2023Ngày 19-10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ công tác tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, chủ trì Hội nghị.
Học viện Quân y gặp mặt cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
27/09/2023Chiều 27-9, tại Hà Nội, Học viện Quân y tổ chức gặp mặt, chúc mừng cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Trung tướng PGS, TS Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Học viện Quân y chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Thiếu tướng PGS, TS Nghiêm Đức Thuận, Chính ủy Học viện.
Việt Nam cử thêm 3 sĩ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
25/09/2023Chiều 25-9, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổ phó Tổ công tác liên ngành, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan chuẩn bị triển khai làm nhiệm vụ tại các phái bộ ở khu vực Abyei và Nam Sudan.
Cuộc hợp luyện lớn của lính mũ nồi xanh tại Việt Nam
25/09/2023Với quy mô lớn về lực lượng tham gia và trang thiết bị, diễn tập thực địa đa phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc lần đầu tiên do Việt Nam đồng chủ trì với Nhật Bản tổ chức, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra từ 13 đến 21-9 được coi là một sự kiện đặc biệt chưa từng có.