Thúc đẩy hợp tác đa phương nâng cao năng lực cho lực lượng mũ nồi xanh
Trưởng nhóm chuyên gia GGHB Việt Nam, Đại tá Mạc Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục GGHB Việt Nam và Trưởng nhóm chuyên gia GGHB Nhật Bản, bà Matsuzawa Tomoko đồng chủ trì kỳ họp. Kỳ họp nhằm tăng cường trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia thành viên và LHQ, qua đó nâng cao hiệu quả của công tác huấn luyện tiền triển khai, nâng cao năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động GGHB LHQ.
Cùng dự tại điểm cầu Việt Nam có đại diện các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng; Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN WOMEN); Tùy viên Quốc phòng các nước ADMM+ tại Việt Nam. Tham dự tại các điểm cầu có đại diện Ban Thư ký ASEAN, Nhóm Chuyên gia GGHB các nước ADMM+.
Ảnh 1. Đại tá Mạc Đức Trọng (người ngồi giữa) đồng chủ trì Kỳ họp 15 Nhóm chuyên gia GGHB Chu kỳ 4.
Đáng chú ý, phiên họp còn có sự tham gia của 2 diễn giả đặc biệt là tướng Carlos Alberto dos Santos Cruz, nguyên Tư lệnh lực lượng quân sự Phái bộ GGHB LHQ tại Haiti (MINUSTAH) và Phái bộ GGHB LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO) từ điểm cầu Brazil; Ngài Mark Pedersen, Trưởng phòng Huấn luyện tích hợp, Cục Hoạt động hoà bình, trụ sở LHQ từ điểm cầu New York, Hoa Kỳ.
Phát biểu khai mạc, đồng chủ trì Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ quan điểm cho rằng đào tạo tiền triển khai và nâng cao năng lực là điều tối quan trọng trong việc chuẩn bị cho lực lượng GGHB LHQ, đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ tại Phái bộ. Chất lượng đào tạo trước khi triển khai và nâng cao năng lực có vai trò quan trọng không chỉ trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của lực lượng GGHB trên thực địa mà còn trong việc đảm bảo an toàn và an ninh cho chính lực lượng trong quá trình hoạt động.
Ảnh 2. Tuỳ viên Quốc phòng các nước ADMM+ tham dự tại điểm cầu Việt Nam.
Đại tá Mạc Đức Trọng nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, môi trường hoạt động của GGHB có thêm nhiều thách thức, đòi hỏi những người lính mũ nồi xanh phải được trang bị thêm kỹ năng và kiến thức để tự bảo vệ mình. Theo bà Matsuzawa Tomoko, những người thực thi sứ mệnh GGHB nếu không được đào tạo phù hợp, không có các hành vi phù hợp khi thực hiện nhiệm vụ trên thực địa sẽ ảnh hưởng tới việc thực thi nhiệm vụ, chẳng hạn như bảo vệ dân thường.
Tại phiên toàn thể, đại diện Nhật Bản và các chuyên gia từ Campuchia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Mỹ cũng trao đổi một số kinh nghiệm, sáng kiến về huấn luyện tiền triển khai và nâng cao năng lực cho lực lượng mũ nồi xanh.
Giới thiệu một số nội dung cơ bản trong chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam, nữ Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương (Cục GGHB Việt Nam) cho biết, Việt Nam không chỉ hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực huấn luyện cho lực lượng của mình mà còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn để đào tạo lực lượng GGHB quốc tế. Nữ Quan sát viên quân sự đầu tiên của Việt Nam từng tham gia phái bộ Nam Sudan cũng chia sẻ kinh nghiệm và sáng kiến của Việt Nam trong bảo đảm nâng cao năng lực cho lực lượng GGHB dưới tác động của đại dịch Covid-19. Hướng tiếp cận hiệu quả của Việt Nam là: thúc đẩy hợp tác quốc tế và trao đổi thông tin, đào tạo cả song phương và đa phương về hoạt động GGHB LHQ; tham gia hoặc chủ trì diễn tập song phương và đa phương về GGHB LHQ; phối hợp với LHQ chủ trì các khoá huấn luyện quốc tế theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp; có kế hoạch dự phòng, thay đổi chương trình huấn luyện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù đối tượng; tận dụng kinh nghiệm của các sĩ quan từng công tác tại các địa bàn phái bộ…
Ảnh 2. Quang cảnh kỳ họp trực tuyến.
Ở phần thảo luận nhóm, đại diện các nước tham gia đã chia thành 2 nhóm gồm 5 nước ASEAN và 4 nước mở rộng, thảo luận 2 chủ đề: “Làm thế nào để đảm bảo chất lượng huấn luyện tiền triển khai và nâng cao năng lực cho lực lượng GGHB trong điều kiện dịch bệnh (Covid-19)?” và “Làm thế nào để huấn luyện tiền triển khai và nâng cao năng lực đóng góp vào việc nâng cao số lượng nữ quân nhân GGHB?”.
Cũng tại phiên họp, nhóm chuyên gia GGHB Việt Nam và Nhật Bản đã giới thiệu sơ bộ về nội dung chính của Diễn tập thực địa GGHB (FTX) vào tháng 9-2023 sẽ diễn ra tại Việt Nam và Hội nghị lập kế hoạch ban đầu (IPC) cho FTX trước đó vào tháng 3-2022.
Đây lần thứ 2 trong chu kỳ 4, Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì phiên họp của Nhóm chuyên gia GGHB. Kể từ phiên họp thứ nhất chu kỳ 4 của EWG PKO diễn ra vào tháng 4-2021, hai bên đã tích cực hợp tác và phối hợp chặt chẽ để triển khai kế hoạch làm việc đã đề ra, bao gồm chuẩn bị cho FTX tháng 9-2023 tại Việt Nam.
Đại tá Mạc Đức Trọng nhấn mạnh, các kết quả của kỳ họp đã cho thấy trách nhiệm của các nước ADMM + đối với các hoạt động hợp tác của EWG PKO trong khuôn khổ ADMM +. Việt Nam cùng với Nhật Bản, với tư cách là đồng chủ tịch của Chu kỳ 4 EWG PKO, cam kết tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác tiếp theo của chu kỳ nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng cho hợp tác về hoạt động GGHB với tất cả các nước ADMM +.
Với việc đảm nhiệm vai trò đồng chủ trì EWG PKO Chu kỳ 4, 2021-2023 với Nhật Bản, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, uy tín, vị thế và đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về GGHB LHQ trong khu vực nhằm tiếp tục duy trì động lực và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.
Tin, ảnh: MỸ HẠNH
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Dấu ấn kỳ họp lịch sử: Dấu ấn của Bộ Quốc phòng trong dòng chảy lịch sử
02/07/2025Tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về quân sự, quốc phòng. Hai luật này đều được 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành khi biểu quyết thông qua.
Chính thức thực hiện chế độ nghỉ phép mới với quân nhân từ hôm nay (1-7)
01/07/2025Từ hôm nay, chế độ nghỉ phép của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 56/2025/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới ban hành.
Công chức, viên chức dân sự được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
27/06/2025Quốc hội thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cho phép mở rộng diện tham gia, gồm cả cán bộ, công chức, viên chức dân sự ngoài lực lượng công an, quân đội.
"Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc"
26/06/2025Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho biết từ một thành viên tích cực, Việt Nam đang từng bước vươn lên khẳng định vị thế chủ động, chuyên nghiệp và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Vững bước ra thế giới, gắn bó với quê hương: Người lính gìn giữ hòa bình trở về thắp lửa nghĩa tình trên đất mẹ Ninh Bình
22/06/2025Sáng 22/6/2025, tại xóm 11, xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam đã phối hợp với Cục Chính trị/BTTM và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức trọng thể Lễ khánh thành và bàn giao Nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Trần Văn Hiến – người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.